Tổ chức tấn công Tấn_công_(quân_sự)

Việc tổ chức một cuộc tấn công quân sự liên quan đến:

  • Kế hoạch và mục tiêu: Một cuộc tấn công quân sự phải lên kế hoạch và xác định mục tiêu chiến lược rõ ràng. Mục tiêu này là sự nối tiếp các mục tiêu chính trị nhà nước,[1] việc sử dụng quân đội vào chiến tranh là bước cuối cùng. Nếu không có động cơ, bao gồm không có yêu cầu phải phòng vệ, một cuộc tấn công sẽ không được đặt ra.
  • Đơn vị và nguồn lực: Nhiệm vụ được giao cho các đơn vị quân đội và phân bổ trình tự triển khai. Quân đội phải chọn lựa lực lượng phù hợp cho một cuộc tấn công và cho các cuộc tấn công ở mức độ nhỏ trên các địa điểm khác nhau, chuẩn bị quân số và vũ khí, xe cộ, xăng dầu, đạn dược, thực phẩm, thuốc men,...Các quốc gia giàu thường có khả năng kinh tế lớn, vì vậy dễ dàng duy trì khả năng cung ứng chiến tranh. Trong nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, các đạo quân tấn công thường thực hiện chiến lược Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, huy động nhân lực, vật lực lãnh thổ chiếm đóng, để có thể tiếp tục chiến tranh.
  • Địa bàn tác chiến: Tấn công diễn ra trong một phạm vi không gian xác định và đã được chọn lựa kỹ, một phạm vi lớn được gọi là mặt trận, thường việc chọn lựa nhắm đến các trung tâm quan trọng của đối phương như tổng hành dinh, cầu cảng, kho tàng,...nhằm tê liệt tức thời khả năng phản ứng.
  • Thời hạn: Về mặt thời gian, tấn công được quy định trong kế hoạch và nó bị giới hạn liên quan nguồn lực quân sự.[4] Một cuộc tấn công phải trù tính thời điểm nguồn lực cạn kiệt và đến đỉnh điểm mà nguồn lực cần được bổ sung. Thời gian sẽ tiêu thụ một nguồn vật chất khổng lồ. Một cuộc tấn công sẽ yếu đi dần nếu phải chạy đua với thời gian, các vấn đề cạn kiệt nguồn lực như xăng dầu sẽ khiến khả năng quân sự tê liệt.
  • Khoảng cách: Tấn công phải đặt ra các vấn đề về phương tiện và khả năng hậu cần, một đạo quân không thể tổ chức một cuộc tấn công ở khoảng cách xa xôi nếu thiếu phương tiện. Chậm chạp trong việc triển khai sẽ dẫn đến hệ lụy đối phương phát hiện và mau chóng báo động, đặt họ vào tình huống sẵn sàng chiến đấu, khi yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công giảm đi thì mức độ tử thương của quân tấn công sẽ gia tăng. Hậu quả là khi đưa được quân tấn công đến mặt trận, sẽ chỉ dễ dàng bị đánh bại hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn.
Các vấn đề khác ngoài yếu tố phương tiện di chuyển liên quan tính bất ngờ, là vấn đề không gian-khoảng cách tấn công và về hậu cần. Khi quân tấn công triển khai trên một mặt trận càng rộng lớn, quân số càng mỏng đi, sức mạnh tấn công theo mật độ lãnh thổ giảm dần, về hậu cần thì đường vận chuyển sẽ trở nên nguy hiểm rất khó để bảo vệ. Một cuộc tấn công nếu không cung ứng kịp thời hậu cần và bảo vệ tốt đường hậu cần sẽ khiến quân tấn công dễ dàng bị đánh bại. Do đó, trong một số tình huống chiến tranh, quân bị đối phương chỉ cần một số ít đơn vị chuyên quấy rối hậu cần đã có thể làm đảo lộn ưu thế và đánh bại quân tấn công.